Tập đọc Lớp 5

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lí luận:
Từ nay đến năm 2020 về cơ bản Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp, hội nhập với các nước trong khu vực và phát triển thế giới. Điều đó đòi hỏi Việt Nam phải chuẩn bị một lớp người lao động mới tự chủ, sáng tạo và sẵn sàng thích ứng với những đổi mới về nền kinh tế, xã hội của đất nước, phát triển hài hòa với đời sống ngày càng đa dạng, phức tạp hơn nữa. Để trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những thách thức mới của hội nhập Quốc tế. Đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương đổi mới quá trình giáo dục và đào tạo của mình để tạo ra những lớp người lao động mới có đủ điều kiện để phục vụ đất nước. Việc đổi mới về những chương trình dạy học bao gồm đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học.
Chương trình dạy học Tiểu học 2000 nhằm thừa kế và phát triển những thành tựu, khắc phục những tồn tại của chương trình 165 tuần, ngoài đổi mới về nội dung dạy học, chương trình tiểu học 2000 còn đổi mới về phương pháp dạy học và tăng cường tới lực lượng học tập nhằm khuyến khích các trường, lớp dạy 2 buổi/ngày.
Như chúng ta đã biết bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên giúp học sinh bước đầu hình thành nhân cách, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cơ bản làm tiền đề cho các bậc học sau. Ngoài những nhiệm vụ chính trên ra nhiệm vụ bậc tiểu học hiện nay là phát huy tối đa những mặt mạnh của mỗi cá nhân học sinh. Để đạt được những điều trên đòi hỏi mỗi học sinh phải học tập và hình thành dần dần những kỹ xảo đó trên nhiều môn học như: Tự nhiên xã hội - Âm nhạc – Toán - Tiếng Việt - Đạo đức - Thủ công (kỹ thuật), … Mỗi môn có một vai trò, nhiệm vụ riêng giúp các em hình thành các kỹ năng, kỹ xảo đó. Chiếm một trong những vai trò quan trọng phải kể đến môn Tiếng Việt ở các lớp học nói chung và lớp 5 nói riêng nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển những kỹ năng cơ bản như: nghe - nói – đọc - viết. Riêng môn Tiếng Việt ở lớp 5 có những yêu cầu cao hơn ở lớp 4, mở rộng hơn và bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.
Muốn đạt được điều đó các em phải biết đọc thành thạo có nghĩa là: đọc đúng các từ, cụm từ, câu, đoạn, bài của văn bản hay thơ. Đây là nền tảng để các em học tốt các môn học khác và để làm tốt được tất cả những điều trên thì phân môn Tập đọc ở Tiểu học đảm nhiệm vai trò này. Nội dung, yêu cầu của phân môn Tập đọc ở mỗi lớp là khác nhau. Nó được nâng cao, mở rộng các lớp trên theo quan điểm dạy học hình xoáy trôn ốc.
Khi dạy Tập đọc lớp 5 học sinh cần nắm đươc những kỹ năng cơ bản sau:
Nghe:
- Nghe biết được thái độ, tình cảm, chủ đích của người nói trong giao tiếp.
Nghe và nắm được nội dung và chủ đích của các bài viết về khoa học thường thức, về đạo đức, thẩm mĩ, về tình bạn… phù hợp với lứa tuổi; bước đầu biết nhận xét. Đánh giá được một số thông tin đã nghe.
Nghe và nắm được đại ý, đề tài của các tác phẩm (hoặc trích đoạn) văn xuôi, thơ, kịch; bước đầu biết nhận xét về nhân vật và những chi tiết có giá trị nghệ thuật trong tác phẩm; nhớ và kể lại được nội dung tác phẩm.
Ghi được ý chính của bài đã nghe.
Nói:
- Nói trong hội thoại:
+ Biết dùng lời nói phù hợp với quy tắc giao tiếp trong gia đình, trong nhà trường và ở nơi công cộng.
+ Biết giải thích rõ thêm vấn đề đang trao đổi; tán thành hay bác bỏ một ý kiến.
Nói thành bài:
+ Biết phát triển một chủ đề trước lớp.
+ Biết cách giới thiệu về lịch sử văn hóa, về các nhân vật tiêu biểu,… của địa phương với khách.
+ Thuật lại được câu chuyện đã đọc hoặc một sự kiện đã biết; bước đầu có kĩ năng thay đổi ngôi kể.
Đọc:
- Đọc tốc độ tối thiểu 120 tiếng/ phút.
- Đọc thành tiếng và đọc thầm:
+ Biết cách đọc phù hợp với các loại văn bản khác nhau (nghệ thuật, hành chính, khoa học,báo chí,…). Biết đọc một màn kịch hay một vở kịch ngắn có giọng đọc phù hợp với nhân vật và tình huống kịch.
+ Biết đọc diễn cảm một bài
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Tập đọc Lớp 5
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Tạ Kim Tiết Lễ
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Lớp 5
Gửi lên:
10/05/2012 18:37
Cập nhật:
10/05/2012 18:37
Người gửi:
N/A
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
223.50 KB
Xem:
475
Tải về:
492
  Tải về
Từ site Trường Tiểu học Minh Hoà:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Video
Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

CV số 69/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Tháng ATTP năm 2024

Ngày ban hành: 17/04/2024

TB số 21/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 65/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Ngày Sách và VH đọc

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 64/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: an toàn cho trẻ MN

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 71/PGDĐT

Ngày ban hành: 16/04/2024. Trích yếu: thực hiện Bộ pháp điển

Ngày ban hành: 16/04/2024

20/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 16/04/2024. Trích yếu: công tác Dân vận 2024

Ngày ban hành: 16/04/2024

CV số 66/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 12/04/2024. Trích yếu: Thực hiện học bạ điển tử

Ngày ban hành: 12/04/2024

CV số 65/PGDĐT

Ngày ban hành: 12/04/2024. Trích yếu: Tổ chức Ngày sách và VH đọc

Ngày ban hành: 12/04/2024

CV số 64/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 12/04/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác quản lý và bảo đảm AT cho trẻ trong các CSGD MN trên địa bàn huyện

Ngày ban hành: 12/04/2024

KH số 19/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 01/04/2024. Trích yếu: Thi hành PL

Ngày ban hành: 01/04/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay741
  • Tháng hiện tại13,443
  • Tổng lượt truy cập1,570,030
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây