NGHI THUC CUNG GIAO THUA

Xông đất và nghi thức cúng giao thừa



Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa. Thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới là thời điểm quan trọng, trời đất giao hoà, âm dương hoà quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Theo phong tục của người Việt Nam từ cổ xưa, giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà chuẩn bị chu đáo để đón người đến xông đất, mang tài thần vào nhà. Chào đón tài thần Theo quan niệm của người xưa truyền lại thì mỗi năm có một vị hành khiển trông coi việc nhân gian, hết năm vị thần năm cũ lại bàn giao công việc cho vị thần năm mới. Vì vậy, nên phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và cúng ở trong nhà để đón rước thần năm mới. Tổng cộng một năm có 12 vị hành khiển và 12 phán quan (phán quan là vị thần giúp việc cho các vị hành khiển). Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại


Cúng giao thừa trở thành một phong tục lưu truyền đến ngày nay. Tuy nhiên, phương thức cúng mỗi nơi mỗi khác. Như với người dân Phương Nam, nhất thiết phải chuẩn bị đủ một mâm ngũ quả gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung hoặc thơm. Mâm ngũ quả được đặt trang trọng trên bàn thờ suốt ba ngày Tết. Thông thường, mỗi nhà còn chuẩn bị thêm một dĩa ngũ quả đặt trên bàn thiên, một bàn thờ ngoài trời thông dụng ở miền Tây Nam Bộ. Thời khắc giao thừa, người miền Nam cúng ngoài sân và trong nhà. Lễ cúng đơn giản với dĩa ngũ quả, hoa trang hoặc vạn thọ, sống đời, hai cây đèn cầy, lư hương, giấy tiền vàng bạc và một trái dừa tươi đã chặt sẵn. Đúng giờ khắc chuyển giao, gia chủ đốt nhang, thành kính khấn theo bài khấn: “Vái chín phương trời, mười phương Phật…” Đó là lễ cúng giao thừa miền Nam ngày nay đã lượt bớt một số công đoạn cũng như giảm đi phần lễ. Nếu đầy đủ và “đúng chuẩn” thì phần lễ cần: hương (3 cây nhang to), hoa, đèn nến, trầu cau, quần áo, mũ thần linh và mâm lê mặn. Với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng. Đặt biệt kèm thêm bắp cải thảo… tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà. Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rồi khấn vái trước án. Văn khấn có thể viết vào giấy để đọc, sau khi hết 3 tuần hương thì hoá tờ giấy viết văn khấn cùng vàng mã dâng cúng


Khi khần xong gia chủ nên đốt thêm 4 cây nhang nhỏ, rồi ra cửa khấn tiếp và nhìn 4 hướng: Đông, Nam, Bắc hoặc Đông Nam với những người thuộc về Đông tứ trạch. Hướng Tây nam, Tây bắc, Đông bắc hoặc hướng Tây cho những người thuộc về Tây tứ trạch. Tiếp theo là khấn rước các vị tài thần mời họ vào để dùng hương hoa sắm lễ…của gia đình. Các vị tài thần gồm hỷ thần, tài thần… để cầu xin sức khỏe 1 năm an lành, hạnh phúc tấn tài tấn lộc, vạn sự như ý, an khang thịnh vượng. Do mỗi năm các vị tài thần đứng mỗi hướng khác nhau. Ví dụ: năm 2007 tài thần ở hướng Tây, hỷ thần Đông Nam. Vì vậy, gia chủ tốt nhất vái 4 hướng. Chọn người xông đất. Sau khi hoàn thành thủ tục làm lễ, gia chủ chọn tuổi người nào hạp với Mạng và Thiên Can với mình để vào nhà xông đất. Đây cũng là một trong những phong tục được ông cha ta lưu truyền đến ngày nay. Theo đó, người đầu tiên bước vào nhà sau giao thừa (xông đất) là người được chọn lựa rất kỹ để đảm bảo may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.


Chọn người xông đất, nhất thiết phải xem tuổi. Lấy Thiên Can của tuổi mình so sánh với Thiên Can của người tốt có ý định chọn, nếu được Can Hạp là tốt, ngược lại gặp Can Phá là bớt tốt. Nên xem bảng tính sẵn sau đây : Tuổi Giáp hạp với Kỷ mà kỵ với Canh – Mậu. Tuổi Ất hạp với Canh mà kỵ với Tân – Kỷ. Tuổi Bính hạp với Tân mà kỵ với Nhâm – Canh. Tuổi Đinh hạp với Nhâm mà kỵ với Quý – Tân. Tuổi Mậu hạp với Quý mà kỵ với Giám – Nhâm. Tuổi Kỷ hạp với Giáp mà kỵ với Ất –
  Thông tin chi tiết
Tên file:
NGHI THUC CUNG GIAO THUA
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Nguyễn Hoàng Thanh
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Giáo án
Gửi lên:
29/04/2012 14:33
Cập nhật:
29/04/2012 14:33
Người gửi:
N/A
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
306.50 KB
Xem:
616
Tải về:
23
  Tải về
Từ site Trường Tiểu học Minh Hoà:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Video
Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 24/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 23/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện CT 31

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 74/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 22/04/2024. Trích yếu: hướng dẫn báo cáo tổng kết GDMN năm học 2023-2024

Ngày ban hành: 22/04/2024

CV số 69/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Tháng ATTP năm 2024

Ngày ban hành: 17/04/2024

TB số 21/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 65/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Ngày Sách và VH đọc

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 64/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: an toàn cho trẻ MN

Ngày ban hành: 17/04/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay43
  • Tháng hiện tại19,410
  • Tổng lượt truy cập1,575,997
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây