BÀI THUYẾT TRÌNH THI CBQLGD GIỎI

BÀI THUYẾT TRÌNH THI CBQLGD GIỎI
TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH HÒA
Chúc HộI THI THàNH CÔNG TốT ĐẹP!
nhiệt liệt chào mừng QUý THầY CÔ GIáO Về Dự HộI THI CáN Bộ QUảN Lý GIáO DụC GIỏI CấP TIểU HọC
LẦN I – NĂM HỌC: 2011 – 2012
Có thể nói, công tác quản lý của hiệu trưởng có rất nhiều song công tác kiểm tra theo tôi là một mắt xích vô cùng quan trọng, nếu thiếu công tác kiểm tra thì tất cả các công tác khác của hiệu trưởng có thể nói là mất tác dụng.

Nếu chúng ta kiểm tra thường xuyên thì mới nắm bắt được tình hình của nhà trường được sâu sát hơn, mới tìm ra được các giải pháp cơ bản để chỉ đạo phong trào của nhà trường ngày càng phát triển vững chắc.
Như chúng ta đã biết, Quản lý mà không kiểm tra là quản lý suông, quản lý trên giấy tờ, quản lý hình thức, và xa rời thực tế. Nếu hiệu trưởng không nhận ra thì vô cùng nguy hại cho nhà trường mà đối tượng gánh chịu là đội ngũ thầy cô giáo và các em học sinh.

Như vậy, để quản lý tốt nhà trường thì người hiệu trưởng phải có ý thức vươn lên, tự bồi dưỡng mình để chiếm lĩnh các đối tượng quản lý một cách linh hoạt và sáng tạo.
Thực tế, hiện nay trong các trường học đã có sự chuyển mình do luồng sinh khí mới của cuộc vận động “Hai không” trong toàn ngành.
Đó là điểm tựa để thúc đẩy mà hiệu trưởng chính là người cầm lực đẩy. Để cho lực đẩy mạnh chính là công tác kiểm tra của hiệu trưởng có đúng thực chất hay chỉ là hình thức, qua loa, đại khái.
Nếu chúng ta kiểm tra thường xuyên sẽ giúp giáo viên có trách nhiệm hơn trong công việc được giao, và cũng sẽ đánh giá đúng từng giáo viên, khen ngợi giáo viên có thành tích, tìm hiểu những nguyên nhân của sự  tồn tại, hướng dẫn một số biện pháp giúp giáo viên hoàn thành tốt công việc được giao.
Qua kiểm tra cũng giúp hiệu trưởng nắm rõ thế mạnh nào của nhà trường cần phát huy, những điểm nào cần khắc phục, nhân tố nào cần khai thác, nhân tố nào cần điều chỉnh….
Đơn cử việc kiểm tra kế hoạch bài dạy chẳng hạn, hầu như việc kiểm tra này chỉ diễn ra hình thức để hiệu trưởng ghi vào sổ báo cáo. (Tuy nhiên cũng có rất nhiều hiệu trưởng kiểm tra rất nghiêm túc).
Khi kiểm tra không đề ra được tính chất, mức độ, mục đích của việc kiểm tra, không có kế hoạch kiểm tra một cách kỹ càng, khoa học, phù hợp với từng đối tượng, từng thời điểm cụ thể.
Thực tế cũng đã có hiệu trưởng khi kiểm tra chỉ chú ý tới hình thức trình bày hơn là nội dung kiến thức trong bài soạn của giáo viên. Chú ý tới có đủ các bước lên lớp hay không? hoặc có bao nhiêu câu hỏi vì cho rằng áp dụng phương pháp mới phải có thật nhiều câu hỏi trong bài soạn,... Cái đáng nói ở chỗ hiệu trưởng chỉ căn cứ vào những điều đó để đánh giá, xếp loại giáo viên. Thậm chí có trường trong Hội nghị cán bộ công chức đầu năm có hẳn một mục quy định trong kế hoạch bài dạy phải có từng ấy mục, từng ấy cột... nếu thiếu sẽ bị hạ bậc thi đua.
Như vậy, nếu tình trạng này kéo dài sẽ triệt tiêu sự chủ động sáng tạo của giáo viên khi soạn bài. Trong khi toàn ngành đang hết sức tìm mọi cách để mọi đối tượng trong ngành luôn luôn có tính chủ động và sáng tạo.
Nếu như, trong công tác kiểm tra mà hiệu trưởng chỉ chú trọng đến hình thức mà không để tâm hoặc không biết cái bên trong, cái lõi của công việc thì chẳng bao giờ triệt tiêu được bệnh thành tích trong nhà trường.
Ngược lại, nếu hiệu trưởng làm tốt công tác kiểm tra thì dứt khoát mọi hoạt động trong nhà trường ngày càng có chất lượng và bệnh thành tích không có điều kiện nẩy sinh.
Ví dụ: Để quản lý tốt việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của một giáo viên, tôi đã chọn các hình thức kiểm tra như sau:
+ Kiểm tra đột xuất;
+ Kiểm tra trước giờ lên lớp;
+ Kiểm tra đồ dùng trực quan và trang thiết bị cho giờ dạy;
+ Kiểm tra sau dự giờ; (HS – GV)
+ Kiểm tra định kỳ cùng khối trưởng;
+ Kiểm tra chéo trong buổi sinh hoạt chuyên môn…
Sau khi kiểm tra tôi sẽ phát hiện ra nhiều mối liên hệ khác nhau như:
+ Vấn đề học tập của học sinh.
+ Kinh nghiệm dạy và học của GV.
+ Tình hình quản lý các bộ phận phục vụ trong nhà trường như Thư viện và Thiết bị.
Đối với kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên tôi nắm được khả năng tổ chức điều khiển học sinh học tập, truyền thụ kiến thức, phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng của lớp, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Việc rèn kỹ năng và hướng dẫn học sinh theo phương pháp học tập của từng bộ môn.
Tôi cũng đã vận dụng nhiều hình thức dự giờ khác nhau như:
+ Dự giờ các giáo viên khác nhau để kiểm tra chất lượng giảng dạy.
+ Dự giờ các giáo viên cùng một bộ môn ở các lớp khác nhau để so sánh trình độ của họ, rút ra ưu, nhược điểm chính của mỗi người, phát hiện ra những vấn đề cần điều chỉnh trong phương pháp dạy học.
+ Dự giờ theo chuyên đề nắm chắc trình độ của một giáo viên hay một lớp nhằm rút kinh nghiệm về một nội dung cần tập trung giải quyết..
Ngoài ra, để giúp giáo viên thực hiện tốt chương trình tôi đã có những hình thức kiểm tra như sau:
+ Kiểm tra kế hoạch giảng dạy: 1 tháng 2 lần, trước buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi kiểm tra việc lên kế hoạch giảng dạy của Khối trưởng có đúng với kế hoạch do Bộ GD& ĐT quy định hoặc sự chỉ đạo của Sở GD và Phòng GD hay không? Sau đó mới cho phổ biến ở tổ khối.
+ Phân công Ban giám hiệu trong một tháng sẽ cùng sinh hoạt với một tổ chuyên môn nào đó, để xây dựng và giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong chuyên môn của Khối đó. 
Theo kế hoạch quản lý của tôi, trong một năm học giáo viên phải được kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra theo chuyên đề ít nhất một lần.
Đối với giáo viên dạy yếu kém hoặc giáo viên mới ra trường cần kiểm tra giờ lên lớp nhiều hơn.
Trước khi kiểm tra cũng cần nói rõ được mục đích kiểm tra đồng thời khi kiểm tra cũng cần có thái độ đúng mực và sau khi kiểm tra có nhận xét đánh giá và giúp giáo viên khắc phục những tồn tại còn thiếu sót.
Do thường xuyên dự giờ thăm lớp và đặc biệt đối với giáo viên mới ra trường và giáo viên có chuyên môn còn yếu nên trình độ chuyên môn của giáo viên được nâng lên rõ rệt. Đến nay nhà trường không còn giáo viên dạy yếu. Đội ngũ giáo viên dạy giỏi ngày một tăng.
Qua các đợt kiểm tra của Phòng giáo dục cũng như của Sở giáo dục đều được đánh giá là trường có nề nếp tốt. Chất lượng dạy và học của trường ngày một đi lên.
Sau nhiều năm làm công tác quản lý nhà trường, được trải nghiệm thực tế, bản thân tôi đã bền bỉ, kiên trì với các biện pháp kiểm tra trường học, vận dụng những lý luận được trang bị ở các lớp bồi dưỡng quản lý Giáo dục vào thực tiễn của nhà trường, tôi đã thu được một số kết quả bước đầu đáng phấn khởi.
+ Về tập thể nhiều năm liên tục đạt danh hiệu trường Tiên Tiến xuất sắc, được Bộ Giáo dục & Đào tạo tặng Bằng khen, Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen.
+ Về cá nhân: có Cán bộ quản lý và nhiều giáo viên đạt danh hiệu Chiến Sĩ Thi Đua cấp tỉnh, Chiến Sĩ Thi Đua cấp cơ sở nhiều năm liên tục.
+ Được nhân dân địa phương tin tưởng và ngày càng có nhiều hoạt động tích cực ủng hộ cho nhà trường.
Chính vì vậy, mà nhà trường chúng tôi đã có vị thế và uy tín cao trong địa phương và trong toàn huyện.
Những năm học tiếp theo chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện nề nếp kiểm tra toàn diện và kiểm tra chuyên đề, xem đây là một trong các biện pháp quan trọng để phát triển nhà trường ngày càng toàn diện.
Tôi tin rằng nếu đẩy mạnh hoạt động kiểm tra trong trường học, chắc chắn chất lượng toàn diện của nhà trường sẽ được nâng lên.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự nhiệt tình, chú ý lắng nghe của Ban giám khảo, của quý thầy cô và kính chúc Ban giám khảo, quý thầy cô lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.
Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!
Xin trân trọng kính chào!
Người thực hiện
Tạ Kim Tiết Lễ
  Thông tin chi tiết
Tên file:
BÀI THUYẾT TRÌNH THI CBQLGD GIỎI
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Tạ Kim Tiết Lễ
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Gửi lên:
10/03/2012 16:30
Cập nhật:
10/03/2012 16:30
Người gửi:
N/A
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
793.50 KB
Xem:
1025
Tải về:
97
  Tải về
Từ site Trường Tiểu học Minh Hoà:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Video
Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

CV số 104/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 29/05/2024. Trích yếu: giữ trẻ trong hè

Ngày ban hành: 29/05/2024

KH số 34/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh

Ngày ban hành: 27/05/2024

KH số 33/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: tuyển sinh lớp 1

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 100/PGDĐT-TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 99/PGDĐT-TH

Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống

Ngày ban hành: 23/05/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay295
  • Tháng hiện tại24,064
  • Tổng lượt truy cập1,757,231
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây