PHÒNG GD & ĐT DẦU TIẾNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH HÒA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 01/KH Minh Hòa, ngày 09 tháng 02 năm 2011
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
SINH HOẠT “NGÀY PHÁP LUẬT” CHO CB - CC – VC
NĂM 2011
Căn cứ theo công văn số 69/KH-SGD-ĐT ngày 18/01/2011 của Sở GD & ĐT Bình Dương về việc Tổ chức triển khai thực hiện “ Ngày Pháp luật” trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Thực hiện công văn số 01/SY-PGD&ĐT ngày 25/01/2011 của Phòng GD & ĐT Dầu Tiếng về việc báo cáo sinh hoạt “Ngày Pháp luật” cho cán bộ, công chức, viên chức.
Nhằm phổ biến, giáo dục pháp luật, qua đó nâng cao kiến thức pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ công chức, viên chức, giữ vững kỷ cương, kỷ luật phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của đơn vị phục vụ nhiệm vụ chính trị của ngành.
Trường Tiểu học Minh Hòa xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện “Ngày pháp luật” với nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, YÊU CẦU
1. Mục đích, ý nghĩa:
- Nhằm đổi mới và đa dạng hóa hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
- Hình thành thói quen học tập, tìm hiểu pháp luật, nâng cao và chấp hành luật trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người sử dụng lao động, đoàn viên, hội viên các tổ chức, đoàn thể.
- Phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người sử dụng lao động, đoàn viên, hội viên các tổ chức, đoàn thể để phát huy tính chủ động trong chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả thực thi công vụ và trong sinh hoạt cộng đồng.
2. Yêu cầu:
- Việc thực hiện “Ngày pháp luật” phải được tiến hành định kỳ, thường xuyên, liên tục.
- Việc thực hiện “Ngày pháp luật” phải gắn liền với thực hiện “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các tổ chức, đoàn thể trong trường học có thể tổ chức theo từng chuyên đề pháp luật hoặc lồng ghép vào hội nghị, họp giao ban công tác, cuộc họp chi bộ... Chú ý tập trung vào các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành hoặc văn bản hướng dẫn, chỉ đạo có liên quan thiết thực đến phạm vi quản lý, lĩnh vực hoạt động, công tác của từng nhà trường.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
1. Đối tượng tổ chức thực hiện
Toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân - viên chức và học sinh và cha mẹ học sinh trong nhà trường.
2. Nội dung
Nội dung “Ngày pháp luật” gắn và phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, trường học; tập trung vào các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện; đặc biệt là các văn bản có liên quan đến hoạt động giáo dục và đào tạo.
3. Hình thức triển khai
- Tổ chức học tập, quán triệt văn bản pháp luật tập trung; có báo cáo viên tham gia giới thiệu về các nội dung pháp luật;
- Sưu tầm tài liệu pháp luật để tự nghiên cứu (đề cương giới thiệu luật, văn bản pháp luật, sách báo, tờ gấp pháp luật...);
- Tổ chức tọa đàm, giao lưu, trao đổi về các nội dung pháp luật;
- Tổ chức học tập pháp luật thông qua việc nghiên cứu tài liệu tại Tủ sách pháp luật;
- Nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật qua các phương tiện thông tin đại chúng;
- Tìm hiểu pháp luật thông qua mạng Internet .
- Tổ chức Tư vấn pháp luật, Trợ giúp pháp lý, sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật ...;
- Lồng ghép việc phổ biến văn bản pháp luật với việc tổ chức nội dung sinh hoạt khác của nhà trường với thời lượng, thời gian thích hợp;
- Tổ chức xem, nghe băng, đĩa có nội dung pháp luật; phát tờ rơi, tờ gấp,...;
- Các hình thức phù hợp khác.
4. Nội dung sinh hoạt
Nội dung sinh hoạt trong “Ngày pháp luật” cần gắn liền và phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường; tập trung vào các văn