A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã đi xa, nhưng để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng. Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn dân ta nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo.
Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa đồng thời việc giáo dục đạo đức cho học sinh cũng không phải là vấn đề đơn giản. Nó đòi hỏi người thầy phải có những phương pháp giáo dục phù hợp, giúp học sinh phát triển nhân cách một cách hoàn thiện, tránh cho học sinh tiếp xúc với những hành vi tiêu cực, làm sao để cho các em có được lối sống thích nghi với thời đại. Song cũng cần phải cho học sinh thấy được những nét đẹp, những phẩm chất cao quý, những truyền thống quý báu của dân tộc; hình thành cho học sinh một phong cách sống lành mạnh thì việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người trở nên hết sức quan trọng.
Bởi vì, tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh luôn là bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực, vượt qua thách thức, khó khăn để tiến lên.
Chính vì vậy, mà Hội nghị Trung ương 12 khoá IX đã thảo luận và quyết định triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng và toàn xã hội”.
Với bản thân từ khi được tìm hiểu, học tập rồi làm theo tấm gương đạo đức của Người tôi cảm thấy mình trở nên tích cực, chủ động trong công việc, lạc quan, mạnh mẽ hơn trước thử thách khó khăn. Từ đó, việc rèn luyện đạo đức đối với tôi là một việc làm diễn ra một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và hoàn toàn tự
giác. Vì thế, mà tôi nảy sinh một mong muốn đó là đem ánh đuốc sáng ngời của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để soi đường cho việc hình thành nhân cách của các em học sinh thân yêu của mình.
Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương về giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, nâng cao vai trò, hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp, xuất phát từ những đổi mới về xã hội và vai trò của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Xác định vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp trong giai đoạn hiện nay, xác định được những ảnh hưởng to lớn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với bản thân, với học sinh và toàn xã hội. Đó cũng là lý do tôi chọn và viết đề tài: “Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc vận động“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
B. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
Chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp:
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp:
Chúng ta cần hiểu quản lý giáo dục không chỉ là nắm được những chỉ số của quản lý hành chánh như tên, tuổi, số lượng, gia cảnh, trình độ học sinh về học lực và hạnh kiểm ... mà còn phải dự báo xu hướng phát triển nhân cách của học sinh trong lớp để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học phù hợp với điều kiện, khả năng của mỗi học sinh.
Muốn thực hiện chức năng quản lý giáo dục toàn diện, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có những tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và phải có những kỹ năng cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và phải có nhiều kỹ năng sư phạm như: kỹ năng tiếp cận đối tượng học sinh, kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, xã hội, kỹ năng đánh giá, kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp và phải có những kỹ năng nhạy cảm sư phạm để có dự đoán đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của học sinh, ...định hướng giúp các em lường trước những khó khăn, thuận lợi, vạch ra những dự định để tự hoàn thiện về mọi mặt.
Trong chức năng quản lý giáo dục,