I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của dạy phép nhân trong việc dạy môn Toán trong tiểu học.
Việc dạy học ở các trường tiểu học nước ta có một quá trình phát triển lâu. Chương trình môn Toán ở bậc Tiểu học gồm có 5 tuyến kiến thức chính là: Số đại số, các yếu tố hình học, đo các đại lượng, giải toán. Trong đó số lớn nhất trọng tâm đóng vai trò “cái trục chính” mà bốn mạch chuyển động chung quanh nó, phụ thuộc vào nó. Các biện pháp tính của phép nhân và dãy tính. Trong ba mảng kiến thức này thì mảng các biện pháp tính là quan trọng nhất, đặc biệt là việc rèn luyện kỹ năng thực hành phép nhân, chia đóng vai trò hết sức chủ đạo, nó là trọng tâm của tuyến kiến thức số học, đại số và là hạt nhân của toàn bộ chương trình tiểu học.
Nói như vậy, thấy tầm quan trọng và vai trò của phép nhân trong môn Toán. Trong các kỳ thi môn Toán của lớp 2, 3, 4, 5 đặc biệt là thi học sinh giỏi bậc tiểu học luôn xuất hiện các bài toán có liên quan đến phép tính nhân.
Vì vậy, tính nhân chính là “chìa khoá” và “cầu nối” giữa toán học và thực tiễn đời sống. Nó chiếm vị trí rất quan trọng trong chương trình môn toán lớp 3 và môn toán tiểu học nói chung nhất là về mặt thực hành tính toán.
Xuất phát từ nhu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới dạy học môn toán ở tiểu học nói riêng.
Công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội đang diễn ra từng ngày từng giờ trên khắp đất nước. Nó đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới có bản lĩnh, có năng lực,
chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, thích ứng được với thực tiễn đời sống xã hội luôn luôn phát triển. Nhu cầu này làm cho mục tiêu đào tạo của nhà trường phải được điều chỉnh một cách hợp lý dẫn đến sự thay đổi tất yếu về nội dung và phương pháp dạy học.
Đặc điểm của phương pháp dạy học cũ là có sự mất cân đối rõ rệt giữa hoạt động dạy của giáo dục và hoạt động của học sinh.Trong đó:
Giáo viên thường chỉ truyền đạt, giảng giải các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, sách giáo viên (hướng dẫn giảng dạy).
Vì vậy, giáo viên thường làm việc một cách máy móc và ít quan tâm đến việc phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.
Học sinh học tập một cách thụ động, chủ yếu chỉ nghe giảng ghi nhớ rồi làm theo bài mẫu. Do đó, học sinh ít có hứng thú học tập, nội dung các hoạt động học tập thường rất nghèo nàn, đơn điệu, các năng lực vốn có của học sinh ít có cơ hội phát triển.
Giáo viên là người duy nhất có quyền đánh giá kết quả học tập của học sinh. Học sinh ít khi được tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau. Tiêu chuẩn đánh giá học sinh là kết quả ghi nhớ, tái hiện những điều giáo viên đã giảng.
Cách dạy học như vậy đang cản trở việc đào tạo những người lao động năng động, tự tin, linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng với những đổi mới đang diễn ra hàng ngày.
Do đó chúng ta phải có cố gắng đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước trong thế kỷ XXI.
Xuất phát từ thực trạng việc dạy học môn toán cụ thể là kỹ năng thực hành phép nhân cho học sinh lớp 3 trong nhà trường Tiểu học hiện nay.
Trong chương trình môn học ở bậc tiểu học, môn toán chiếm số giờ rất lớn. Bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia được sử dụng hầu hết vào các khâu trong quá trình dạy học toán.
Tuy vậy, phép nhân, phép chia là khái niệm trừu tượng. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng thực hành phép nhân, phép chia là một vấn đề cấp bách và thường xuyên.
Một trong những mục tiêu của môn Toán của bậc tiểu học là hình thành các kỹ năng thực hành tính toán.
Bởi vậy, ngay từ lớp 2, học sinh đã được làm quen với bảng nhân với 2, 3, 4, 5 trong phạm vi 100. Sang lớp ba, học sinh học bảng nhân với 6, 7, 8, 9 và nhân chia ngoài bảng trong phạm vi 1.000.000 (với số có một chữ số). Việc rèn luyện các kỹ năng thực hành phép nhân giúp cho học sinh nắm chắc một số tính chất cơ bản của các phép tính viết, thứ tự thực hiện các phép tính trong các biểu thức có nhiều phép tính, mối quan hệ giữa các phép tính (