Đề tài: Một số phương pháp dạy phân môn Chính tả ở lớp 3
I- Thực trạng.
Thông qua việc rèn luyện thực hành để học sinh hình thành dần kỹ năng, kỹ xảo và thói quen viết đúng Chính tả.
Tuy nhiên, yêu cầu cần thiết và tính chất quan trọng của việc viết đúng Chính tả như thế, nhưng thực tế của việc dạy và học Chính tả ở trong trường Tiểu học hiện nay vẫn còn tồn tại một số lỗi nhất định. Những tồn tại phổ biến hiện nay thường biểu hiện qua mấy điểm sau:
1- Về giáo viên.
Nhìn chung, giáo viên chưa có nhận thức đúng đắn về vị trí nhiệm vụ của môn Chính tả trong trường Tiểu học. Thường ít quan tâm đến việc viết đúng Chính tả của học sinh, chưa xác định được yêu cầu, kiến thức cần đạt được về Chính tả ở khối lớp mình phụ trách. Từ những quan niệm, nhận thức lệch lạc đó nên trong giảng dạy phân môn Chính tả, giáo viên ít dành thời gian và ít nghiên cứu để dạy tốt môn Chính tả: Cụ thể như không chú ý để thống kê những lỗi phổ biến ở lớp mình phụ trách, của địa phương học sinh đang sinh sống, chưa vận dụng sáng tạo những từ, những bài dạy ngoài sách học sinh, để bài dạy thêm phong phú đa dạng. Tần số Chính tả xuất hiện nhiều và phù hợp với tình hình mắc lỗi Chính tả của học sinh lớp mình phụ trách và địa phương học sinh đang sinh sống. Về nói, hầu hết các giáo viên chỉ phát âm đúng trong giờ dạy tập đọc và lúc đọc Chính tả. Như vậy nghĩa là ở các môn học khác giáo viên luôn luôn phát âm theo kiểu bình thường của người địa phương. Ta vẫn biết rằng việc phát âm không đúng chuẩn, không phải lúc nào cũng ảnh hưởng đến Chính tả.
Ví dụ: Phát âm là “ Mái cài” mà thực chất là “Máy cày” mới đúng. Chính vì vậy, nếu ta không hiểu nghĩa của từ thì khó mà viết đúng Chính tả được.
Về viết, biểu hiện chủ yếu trong việc chấm sửa bài của giáo viên không mấy cẩn thận, không quan tâm đến lỗi Chính tả cho học sinh ở các môn khác.
2- Về học sinh.
Các em chỉ chú ý viết đúng Chính tả trong giờ học Chính tả chủ yếu là nghe giáo viên phát âm, chức không cần nghe hiểu nghĩa từ để viết đúng Chính tả. Chính vì thế, ở các môn học khác kể cả môn tập làm văn, học sinh viết sai Chính tả rất nhiều. Do đó bài tập làm văn các em viết có ý nhưng lại sai quá nhiều lỗi Chính tả, nên mất hết ý nghĩa của bài văn và mất hay.
Lỗi này do giáo viên không quan tâm sửa lỗi và nhắc nhở thường xuyên việc hiểu nghĩa từ để viết đúng Chính tả trong các môn học khác. Cho nên hiện nay học sinh chưa có được ý thức và thói quen viết đúng Chính tả trong mọi môn học. Vì thế, chúng ta cũng không lạ gì khi một học sinh điểm cao trong giờ Chính tả nhưng lại sai rất nhiều lỗi Chính tả trong môn học khác.
II- Giải pháp khắc phục.
Người giáo viên dạy trên lớp phải bổ sung, điều chỉnh mục đích yêu cầu môn Chính tả sao cho phù hợp với thực tế lớp mình đang phụ trách và nên nhắc nhở phân tích các từ nghữ mà học sinh thường viết sai và thường gặp trong các môn học khác để học sinh hiểu nghĩa và luôn viết đúng Chính tả.
Trong môn Toán có bài tập hỏi một bàn tay có 5 ngón, hai bàn tay có bao nhiêu ngón? Học sinh không chú ý viết chữ tay ra chữ “tai” thì giáo viên phải nhắc ngay và phân tích rằng:
Bàn tay, cánh tay luôn viết “y” (dài) nói chung cái tay để cầm nắm ... là luôn viết “y” với đúng, còn cái tai để nghe, nói chung chữ tai có nghĩa là lỗ tai, và có nghĩa không tốt là viết chữ tai “i” (ngắn) mới đúng như: tai hại, tai nạn, tai ương... có nhắc nhở và giải thích như thế khi gặp học sinh viết sai Chính tả ở bất cứ môn nào thì học sinh mới có được thói quen viết đúng Chính tả.
Nếu giáo viên chỉ chú ý sửa lỗi Chính tả cho học sinh khi viết Chính tả hay làm bài tập làm văn thôi thì học sinh khó có thói quen viết đúng Chính tả.
Ở phần lên lớp, trường hợp hướng dẫn học sinh viết đúng tiếng, chữ khó, giáo viên cần chú ý đến nghĩa của từ và có sự so sánh phân tích kỹ để học sinh hiểu được nghĩa của từ đã học thì học sinh mới viết đúng chữ, từ ấy ở mọi lúc, mọi nơi.
Ví dụ: Trong bài viết Chính tả có từ “chiều dài” thì giáo viên phải phân tích cho học sinh hiểu nghĩa chữ dài có nghĩa