Hình thành thói quen đạo đức cho học sinh lớp 2


PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trong của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh tiểu học, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày.
Có thể nói, nhân cách của học sinh tiểu học thể hiện trước hết qua bộ mặt đạo đức. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè qua thái độ với học tập, rèn luyện hàng ngày...
Đó là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cao hơn ở trung học cơ sở.
Đạo đức là một một bộ phận quan trọng trong các lĩnh vực ý thức xã hội, là một mặt hoạt động xã hội của con người và là một hình thái ý thức chuyên biệt của quan hệ xã hội, thực hiện chức năng xã hội hết sức quan trọng là điều chỉnh hành vi con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đạo đức trang bị cơ bản những chuẩn mực đạo đức, lối sống lành mạnh, sống có lý tưởng, đồng thời đạo đức nảy sinh từ nhu cầu xã hội nhằm điều hoà và thống nhất các mâu thuẫn giữa lợi ích riêng với lợi ích chung nhằm đảm bảo trật tự xã hội và sự phát triển của xã hội nói chung và của từng cá nhân nói riêng.
Trong nhà trường hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm giúp các em có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình và cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó nhằm phát triển nhân cách của các em một cách trọn vẹn, là nền

tảng cơ bản để hình thành cho các em ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức và thói quen đạo đức, nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa.
Đối với nước ta hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường và cạnh tranh, xã hội xuất hiện một bộ phận dân cư sống vì lợi nhuận cá nhân chạy theo đồng tiền một cách vô điều kiện. Song song, đó là tình trạng xói mòn về đạo đức, sự gia tăng các tệ nạn xã hội như: buôn lậu, ma tuý, phim ảnh đồi truỵ, hệ thống thông tin hiện đại như: internet và điều đáng lo ngại là không ít học sinh chưa có chuẩn mực hành vi đúng đắn, có những biểu hiện lệch lạc: nói tục, chửi thề, gây gổ, đánh nhau, thích chơi bời lêu lổng, thiếu lễ độ với người lớn (kể cả ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo ...).
Thực trạng đạo đức trong lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay rất đáng lo ngại. Chất lượng giáo dục đạo đức nói chung và mối lo ngại của xã hội đối với tình hình tư tưởng đạo đức của một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay là điều khiến cho chúng ta phải suy nghĩ.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng không phải là một vấn đề mới mẻ mà nó đã được các nhà giáo dục, các chuyên gia về tâm lý xã hội nghiên cứu và đề xuất không ít giải pháp.
Tuy nhiên, với góc độ là một giáo viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục, tôi nhận thấy rằng tình trạng học sinh có những biểu hiện hành vi đạo đức lệch lạc lâu nay chúng ta vẫn thường đổ lỗi là do đất nước mở cửa, giao lưu văn hoá kinh tế với các nước trên thế giới nên lối sống kiểu phương tây (vốn không tương đồng với văn hoá Á đông) tràn vào làm cho một bộ phận giới trẻ tiêm nhiễm; hoặc xã hội ngày một phát triển, cha mẹ không có thời gian để quan tâm chăm sóc con cái hay quá nuông chìu con cũng làm cho trẻ dễ sa ngã hư hỏng.
Những nguyên nhân kể trên đều có phần đúng nhưng chưa đầy đủ mà có thể kể thêm một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do trong

thời gian qua, công tác giáo dục đạo đức, tuyên truyền tư tưởng đạo đức chưa được xem trọng.
Vì vậy, tăng cường giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ (thế hệ tương lai của đất nước) là việc làm hết sức cấp thiết.
Nhằm giúp cho học sinh hình thành cho mình những thói quen đạo đức, từ đó các em sẽ có những hành vi đạo đức phù hợp trong cuộc sống hằng ngày.
Chính vì thế mà tôi chọn nghiên cứu và thực nghiệm đề tài “Hình thành thói quen đạo đức cho học sinh lớp 2”.



















  Thông tin chi tiết
Tên file:
Hình thành thói quen đạo đức cho học sinh lớp 2
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Tạ Kim Tiết Lễ
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Lớp 2
Gửi lên:
10/05/2012 18:11
Cập nhật:
10/05/2012 18:11
Người gửi:
N/A
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
166.00 KB
Xem:
493
Tải về:
474
  Tải về
Từ site Trường Tiểu học Minh Hoà:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Video
Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 24/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 23/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện CT 31

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 74/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 22/04/2024. Trích yếu: hướng dẫn báo cáo tổng kết GDMN năm học 2023-2024

Ngày ban hành: 22/04/2024

CV số 69/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Tháng ATTP năm 2024

Ngày ban hành: 17/04/2024

TB số 21/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 65/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Ngày Sách và VH đọc

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 64/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: an toàn cho trẻ MN

Ngày ban hành: 17/04/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay232
  • Tháng hiện tại17,933
  • Tổng lượt truy cập1,574,520
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây